Welcome Khách

thuvien.ucoz.com

[ Truyện mới · RSS ]
Thư viện online » Phòng đọc trực tuyến » Tôn giáo » Khai Thị - Quyển 2 (Hòa Thượng Tuyên Hóa)
Khai Thị - Quyển 2

Mục lục

1. Gieo Nhân Gặp Quả
2. Phản Bổn Hoàn Nguyên
3. Dùng Tâm Bình Thường Ðể Học Phật
4. Học Phật Thì Ðừng Tham Danh Lợi
5. Ghi Chú Về Sự Linh Nghiệm Khi Cầu Mưa Ở Công Viên Golden Gate San Francisco
6. Tuyển Hiền Cử Năng Ðể Làm Bậc Trụ Trì
7. Kinh Lăng Nghiêm Tuyệt Ðối Là Bộ Chơn Kinh
8. Chúng sinh Biệt Nghiệp Vọng Kiến, Và Ðồng Phân Vọng Kiến
9. Trì Chú Trước Tiên Phải Chánh Tâm Thành Ý
10. Quy Mạng Chú Lăng Nghiêm Quang Minh Trên Ðảnh Phật
11. Khai Thị Nhân Ngày Lễ Phật Ðản
12. Bách Khổ Giao Tiên
13. Bát Khổ
14. Tu Ðạo Không Cần Quá Thông Minh
15. Những Côn Trùng Tác Quái Trên Thân Của Mình
16. Bí Quyết Tu Ðạo: Tiết Thực, Quả Dục
17. Ăn Thịt Tức Là Ăn Người
18. Tu Ðạo Cần Phải Bỏ Ác Làm Lành
19. Ðạo Cả Suy Thì Có Người Nhân Nghĩa
20. Tu Ðạo Cần Có Tâm Kiên Trì Không Ðổi
21. Chim Ðại Bàng Kim Sí Ðiểu
22 Thọ, Yểu, Phú, Cùng Ðều Không Ra Khỏi Luân Hồi
23. Vạn Ma Không Lùi Bồ Ðề Tâm
24. Tất Cả Chúng Sinh Ðều Có Phật Tánh
25. Rắn Lại Nghe Pháp
26. Tự Tại Phi Tha Tại
27. Yêu Quái Xuất Thế
28. Pháp Giới Duy Tâm Tạo
29. Cái Học Tạo Mệnh
30. Ăn Thịt Thì Cũng Giống Như Là Ăn Chất Ðộc Vậy!
31. Tu Ðạo Không Ðược Cẩu Thả
32. Xã Hội Hỗn Loạn
33. Hiệu Lịnh Nhân Ngày Quốc Khánh Nước Mỹ

34 Ma Vương Cũng Phải Giữ Quy Củ

35 Thiên Hạ Bổn Vô Sự, Dung Nhân Tự Nhiễu Chi

36 Vì Nền Giáo Dục Mà Làm Chuyện Giáo Dục

37 Nhân Ác Lớn Nhất Là Sát Sanh, Ăn Thịt

38 Ðôn Phẩm Lập Ðức

39 Ðạo

40 Chân, Thành, Hằng

41 Lời Khuyến Khích Ðầu Năm

42 Có Nên Ðể Cho Trẻ Em Tự Do Phát Triển Chăng?

43 Nguy Cơ Của Sự Tiến Bộ Khoa Học, Kỹ Thuật

44 Nâng Cao Tiêu Chuẩn Hàng Tăng Sĩ, Tích Cực Xiển Dương Kinh Lăng Nghiêm

45 Ðạo Tràng Mới Lập

46 Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh Chân Thật, Bất Hư

47 Năm Mươi Thứ Ấm Ma Trong Kinh Lăng Nghiêm

48 Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh

49 Ðừng Ham Thần Thông Dị Ðoan

50 Muốn Ðộ Chúng Sinh Thì Trước Hết Mình Ðừng Ăn Thịt

51 Ít Phiền Não, Ít Tư Dục

52 Nhân Ðịa Bất Chân, Quả Thọ Khổ

53 Nếu Phật Giáo Ðồ Không Trì Giới Tức Là Mạt Pháp

54 Làm Người Cần Phải Hiếu Thảo Với Cha Mẹ

55 Tự Do Quá Mức Sẽ Ðem Lại Ðau Khổ

56 "Hippy" Từ Ðâu Ðến?

57 Học Ðường Là Thánh Ðịa

58 Khi Phát Nguyện Cần Phải Thành Tâm

59 Hoc Phật Pháp Cần Dũng Mãnh Sửa Ðổi Lỗi Lầm

60 Nói Chuyện Với Học Sinh Trường Dục Lương Và Trường Bồi Ðức

61 Quân Tử Biết Cách Tạo Vận Mạng

62 Sự Bất Ðồng Giữa Phật Với Ma

63 Tám Ðức Tính Căn Bản Làm Người

64 Lấy Việc Giúp Ðời Làm Trách Nhiệm

65 Có Chí Thì Nên

66 Bài Trừ Sắc Thái Mê Tín

67 Lòng Tham Không Ðáy Của Con Người

68 Ba Thứ Ðộc Tác Hại Con Người Nặng Nề Nhất

69 Ở Vườn Lan Mà Chẳng Biết Lan Thơm

70 Thế Nào Là Tam Tạng Kinh Mười Hai Bộ

71 Ðức Lục Tổ Ở Ẩn Nơi Nhóm Thợ Săn

72 Phá Bỏ Tri Kiến Nhân Ngã, Chia Rẽ Phật Giáo

73 Người Tu Ðạo Cần Vượt Qua Khảo Nghiệm

74 Người Tu Ðạo Cần Giữ Gìn Thân Tâm

75 Không Ðủ Giới, Ðịnh Thì Chẳng Sinh Trí Huệ

76 Cha Mẹ Là Tấm Gương Cho Con Cái

77 Nền Văn Hóa Cố Hữu Của Trung Quốc

78 Chúng Sinh Ðáng Thương Xót, Không Biết Tự Cứu

79 Xuất Gia Là Xuất Cái Gì?

80 Ăn Thịt Là Nguồn Gốc Của Tai Kiếp


admin đăng vào lúc 3:07 PM, ngày 12-11-2014.


ÐẠO

(Vạn Phật Thành ngày 10 tháng 10 năm 1982)


Cá ở trong nước mà không biết đang ở trong nước. Con người sống ở trong không khí nhưng không thấy được không khí. Tuy nhìn mà chẳng thấy, nhưng không thể nói không có không khí. Không khí tuy không có hình tướng nhưng chẳng phải là không có không khí.

Cá sinh trong nước, nó nhìn mà chẳng thấy nước; song một khi cá ra khỏi nước thì nó không thể sống được. Con người nhờ vào không khí mà sinh tồn; tuy ăn không khí không làm mình no, song mình cần không khí để sinh tồn. Vạn vật sẽ chết vì thiếu không khí.

Nhân gian thì có không khí; ở trên trời cũng có một loại Thần khí, Thần tánh; ở nơi Phật thì có Phật tánh. Phật tánh và Thần tánh tuy không thể thấy được, song cảnh giới của Thánh nhân thì không thể không có. Nếu không có Thần khí thì chư thần sẽ đọa lạc. Nếu không có Phật tánh thì cũng không có Phật. Ðó thật là cảnh giới vô cùng kỳ diệu.

"Tu hành" tức là tu Ðại Ðạo vô hình, tu Ðại Ðạo vô tình, tu Ðại Ðạo vô danh. Cho nên Thái Thượng Lão Quân có nói trong Thanh Tịnh Kinh rằng:

"Ðại Ðạo vô hình, sinh dục thiên địa.
Ðại Ðạo vô tình, vận hành nhật nguyệt.
Ðại Ðạo vô danh, trưởng dưỡng vạn vật.
Ngô bất tri kỳ danh, cưỡng danh vi Ðạo."

Nghiã là:

"Ðại Ðạo chẳng có hình dáng, nhưng sinh ra trời đất.
Ðại Ðạo chẳng có tình cảm, song xoay vần nhật nguyệt
Ðại Ðạo chẳng có tên tuổi, song nuôi dưỡng vạn vật.
Ta chẳng biết tên là gì, đành gọi là Ðạo vậy."

Chữ "Ðạo" này, theo chữ Hán thì trên đầu có hai chấm, tức là điểm âm và điểm dương; lại cũng từ chữ "nhân", nghiã là người, mà biến hóa ra, hai điểm này là chữ "nhân" viết lộn ngược. Tu Ðạo có nghĩa là phải lộn ngược trở lại, là đi ngược dòng nước chứ không phải đi thuận theo dòng nước. Ði thuận theo dòng nước tức là sinh tử, mà đi ngược dòng nước tức là Niết Bàn! Chữ "nghịch", nghĩa là ngược, phía trên cũng có hai chấm, đó cũng là do chữ "nhân" mà ra. Cho nên muốn thuận thì thuận, muốn ngược thì ngược. Ởấ phía dưới hai chấm trong chữ "Ðạo" thì có một lằn ngang, tức là chữ "nhất". Chữ "nhân" này phân chia ra thành một âm một dương; "thiên âm, thiên dương" thì gọi là "Cực" ("thiên" nghĩa là thiên lệch, khi âm thiên lệch hay khi dương thiên lệch thì đến chỗ cùng cực).

Còn Ðạo người thì ở chỗ nào? Từ nơi chữ "nhất" này, tức là số một (1) mà tìm. Một (1) là bản thể của các số. Một này từ đâu mà có? Một này từ nơi số không (0) mà ra. Ðã "không" thì chẳng có trong cũng chẳng có ngoài, không bắt đầu cũng không kết thúc, quét sạch tất cả các pháp, lìa bỏ tất cả các tướng; phóng ra thì bao quát mọi thứ, cuộn lại thì ẩn tàng chẳng thấy. Tất cả vạn vật bắt đầu từ "số không" này mà ra. Cho tới sông núi, đất đai, phòng ốc nhà cửa, sâm la vạn tượng đều từ nơi "số không" này mà bắt đầu.

Nói một cách rõ ràng hơn thì "số không" này chính là bản hữu Phật tánh, là Ðại Quang Minh Tạng rực rỡ sáng ngời, nếu thâu nhỏ lại thì nhỏ hơn hạt bụi, nếu biến lớn ra thì lớn trùm Pháp Giới. Cho nên lớn vô cùng mà nhỏ cũng vô cùng; chẳng có hạn lượng nào cả chính là "số không" vậy. Song, con người không biết giữ gìn quy củ, đem "số không" này mà phá vỡ đi, cho nên biến thành "số một." Do đó nếu chỉ có "số không" mà thôi thì không có "số một," cũng chẳng có các số khác, và cũng chẳng cần thiết phải có các số khác!

Bởi vậy cho nên bản lai là hào quang sáng ngời rạng rỡ, sau đó thì biến thành Một. Một này: một bên tức là âm, một bên tức là dương, có nghĩa là từ một âm một dương mà sinh ra muôn vật. Con người tu Ðạo thì phải từ nơi số Một này mà bắt đầu.

Trong chữ "Ðạo", ở dưới nét chữ "nhất" thì có chữ "tự", bây giờ mình phải đi kiếm chữ "tự." Chữ "tự", nghiã là chính mình, gồm có dấu phết

và chữ "mục" nghiã là con mắt; tức là phải dùng con mắt mà hồi quang phản chiếu, mà hướng vào bên trong, không phải chạy ra ngoài mà nhìn. Ðóng con mắt lại là chữ "tự", tức là chính mình.

Bây giờ, nếu thêm chữ "sước" ở một bên nữa thì thành ra chữ "Ðạo", ý nói Ðạo là cần phải tu, bởi vì chữ "sước" có nghĩa là đi, là bước, là thực hành.

Ông Hàn Dũ ở trong Tập Nguyên Ðạo có nói rằng:

"Do thị nhi chí yên chi vị Ðạo."
(Từ nơi này mà đi tới chỗ kia thì gọi là Ðạo.)


"Ðạo" có nghĩa là đường đi, cho nên tu Ðạo thì cần phải cung hành thực tiễn, thật sự tu hành, phải nỗ lực và hết sức thành tâm. Nếu mình muốn phản bổn hoàn nguyên thì cần phải từ nơi "số một" này mà tu về"số không."

"Ðắc nhất vạn sự tất" (được Một, mọi sự đều xong). Nếu mình khôi phục lại được "số không" này, tức là mình có thể trở về với bản lai diện mục và có thể chuyển diệu Pháp Luân.


Founder đăng vào lúc 7:46 PM, ngày 18-12-2014.


CHÂN, THÀNH, HẰNG

(Vạn Phật Thành ngày 22 tháng 10 năm 1982)


Kẻ tu hành không được đi rao bán, quảng cáo hay tuyên truyền sự nghiệp tu hành của bản thân. Khi rao bán, quảng cáo chuyện tu của mình thì có thể bị ma quỷ phá rối!

Có người tu thì được Phật tới hộ trì; có kẻ được Bồ Tát tới hộ trì, có kẻ được các vị A La Hán đến bảo vệ; có người được Trời ủng hộ; có người được quỷ thần hộ trì; có người thì được người đến hộ trì; nhưng có kẻ thì được yêu ma quỷ quái tới hộ trì. Bởi những kẻ đó có tâm tà, cho nên ma quỷ mới lại làm bạn với họ. Hễ có sự hiểu sai thấy lầm, tà tri tà kiến thì mình sẽ phát sinh ra rất nhiều thứ ma quỷ; tức là cống cao, ngã mạn, cuồng ngạo. Nếu mình không biết khiêm nhường, nhẫn nại, không biết tự nhận lỗi lầm, thì mình có thể gặp rất nhiều chướng ngại.

Vì vậy hôm nay tôi muốn nói với các vị một phương pháp tu hành chơn thật. Bí quyết của sự tu hành gồm có ba chữ:

1. Chân: nghĩa là không hư ngụy, không giả trá; làm chuyện gì cũng hết sức chơn thật.

2. Thành: nghĩa là thành tâm, hết sức cung kính, hết sức thành khẩn, không lười biếng giải đãi, không làm qua loa lấy lệ.

3. Hằng: nghĩa là luôn luôn kiên định, hằng thường bất biến, không thay đổi.

Phàm mỗi hành động, mỗi lời nói đều phải có tâm chân, thành, hằng. Làm việc gì mình cũng có ba cái tâm đó thì tương lai nhất định sẽ thành tựu.


admin đăng vào lúc 1:36 PM, ngày 23-12-2014.


LỜI KHUYẾN KHÍCH ÐẦU NĂM

(Vạn Phật Thành ngày 10 tháng 2 năm 1983)


Thời gian qua thật là mau. Giờ đây năm cũ đã hết và năm mới đã tới mà mình chẳng hay biết. Ðời người cũng vậy, từ lúc sinh ra đến khi già rồi chết, mình cũng chẳng hay biết. Sinh, lão, bịnh, tử quay cuồng chóng vánh mà con người thì hồ đồ cứ để hết năm này đến năm khác trôi qua. Nếu chẳng giác ngộ vấn đề sinh tử thì mình sinh ra một cách hồ đồ, rồi chết đi một cách hồ đồ. Sống như vậy còn có ý nghĩa gì? Hãy nhìn xem! Mỗi quốc gia, mỗi gia đình, mỗi cá nhân đều hướng về con đường già, chết ấy; sinh ra trong hồ đồ, rồi chết đi trong hồ đồ!

Sinh tử hồ đồ là do bị vô minh che lấp. Vì sao có vô minh? Vì "nhất niệm bất giác sinh tam tế" (do một niệm ngu tối mà sinh ra ba trạng thái vi tế của tâm thức là Nghiệp tướng, Hiện tướng và Chuyển tướng). Một khi ba tướng đã phát sinh thì biến hóa vô cùng tận; do đó, trong cuộc sống của mình có ngàn vạn trạng thái, đủ thứ nhân duyên. Nếu mình giác ngộ được trạng thái này thì phải mau phát tâm Bồ Ðề, cầu có trí huệ để thông suốt mọi sự.

Phật là đấng vô cùng trí huệ, hết sức thông đạt, cho nên Ngài được gọi là bậc Ðại Giác. Chúng ta cần phải từ nơi chỗ hồ đồ, ngu muội mà trở về chỗ minh bạch sáng suốt. Trước tiên cần phải tận lực quét sạch đi tất cả những thói hư, tật xấu, lỗi lầm; và lúc đó, trí huệ quang minh sẽ hiện tiền.

Năm nay, Tết đến chúc các vị sinh tâm đại giác ngộ! Một ngày đã qua, Mạng cũng giảm dần, Như cá cạn nước, Thử hỏi gì vui? Ðại chúng! Hãy siêng tinh tấn, Như đầu bị đốt, Luôn nhớ vô thường, Chớ mặc buông lung!


admin đăng vào lúc 2:20 PM, ngày 13-12-2015.

Thư viện online » Phòng đọc trực tuyến » Tôn giáo » Khai Thị - Quyển 2 (Hòa Thượng Tuyên Hóa)
Search: