Welcome Khách

thuvien.ucoz.com

[ Truyện mới · RSS ]
Thư viện online » Phòng đọc trực tuyến » Tôn giáo » Khai Thị - Quyển 2 (Hòa Thượng Tuyên Hóa)
Khai Thị - Quyển 2

Mục lục

1. Gieo Nhân Gặp Quả
2. Phản Bổn Hoàn Nguyên
3. Dùng Tâm Bình Thường Ðể Học Phật
4. Học Phật Thì Ðừng Tham Danh Lợi
5. Ghi Chú Về Sự Linh Nghiệm Khi Cầu Mưa Ở Công Viên Golden Gate San Francisco
6. Tuyển Hiền Cử Năng Ðể Làm Bậc Trụ Trì
7. Kinh Lăng Nghiêm Tuyệt Ðối Là Bộ Chơn Kinh
8. Chúng sinh Biệt Nghiệp Vọng Kiến, Và Ðồng Phân Vọng Kiến
9. Trì Chú Trước Tiên Phải Chánh Tâm Thành Ý
10. Quy Mạng Chú Lăng Nghiêm Quang Minh Trên Ðảnh Phật
11. Khai Thị Nhân Ngày Lễ Phật Ðản
12. Bách Khổ Giao Tiên
13. Bát Khổ
14. Tu Ðạo Không Cần Quá Thông Minh
15. Những Côn Trùng Tác Quái Trên Thân Của Mình
16. Bí Quyết Tu Ðạo: Tiết Thực, Quả Dục
17. Ăn Thịt Tức Là Ăn Người
18. Tu Ðạo Cần Phải Bỏ Ác Làm Lành
19. Ðạo Cả Suy Thì Có Người Nhân Nghĩa
20. Tu Ðạo Cần Có Tâm Kiên Trì Không Ðổi
21. Chim Ðại Bàng Kim Sí Ðiểu
22 Thọ, Yểu, Phú, Cùng Ðều Không Ra Khỏi Luân Hồi
23. Vạn Ma Không Lùi Bồ Ðề Tâm
24. Tất Cả Chúng Sinh Ðều Có Phật Tánh
25. Rắn Lại Nghe Pháp
26. Tự Tại Phi Tha Tại
27. Yêu Quái Xuất Thế
28. Pháp Giới Duy Tâm Tạo
29. Cái Học Tạo Mệnh
30. Ăn Thịt Thì Cũng Giống Như Là Ăn Chất Ðộc Vậy!
31. Tu Ðạo Không Ðược Cẩu Thả
32. Xã Hội Hỗn Loạn
33. Hiệu Lịnh Nhân Ngày Quốc Khánh Nước Mỹ

34 Ma Vương Cũng Phải Giữ Quy Củ

35 Thiên Hạ Bổn Vô Sự, Dung Nhân Tự Nhiễu Chi

36 Vì Nền Giáo Dục Mà Làm Chuyện Giáo Dục

37 Nhân Ác Lớn Nhất Là Sát Sanh, Ăn Thịt

38 Ðôn Phẩm Lập Ðức

39 Ðạo

40 Chân, Thành, Hằng

41 Lời Khuyến Khích Ðầu Năm

42 Có Nên Ðể Cho Trẻ Em Tự Do Phát Triển Chăng?

43 Nguy Cơ Của Sự Tiến Bộ Khoa Học, Kỹ Thuật

44 Nâng Cao Tiêu Chuẩn Hàng Tăng Sĩ, Tích Cực Xiển Dương Kinh Lăng Nghiêm

45 Ðạo Tràng Mới Lập

46 Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh Chân Thật, Bất Hư

47 Năm Mươi Thứ Ấm Ma Trong Kinh Lăng Nghiêm

48 Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh

49 Ðừng Ham Thần Thông Dị Ðoan

50 Muốn Ðộ Chúng Sinh Thì Trước Hết Mình Ðừng Ăn Thịt

51 Ít Phiền Não, Ít Tư Dục

52 Nhân Ðịa Bất Chân, Quả Thọ Khổ

53 Nếu Phật Giáo Ðồ Không Trì Giới Tức Là Mạt Pháp

54 Làm Người Cần Phải Hiếu Thảo Với Cha Mẹ

55 Tự Do Quá Mức Sẽ Ðem Lại Ðau Khổ

56 "Hippy" Từ Ðâu Ðến?

57 Học Ðường Là Thánh Ðịa

58 Khi Phát Nguyện Cần Phải Thành Tâm

59 Hoc Phật Pháp Cần Dũng Mãnh Sửa Ðổi Lỗi Lầm

60 Nói Chuyện Với Học Sinh Trường Dục Lương Và Trường Bồi Ðức

61 Quân Tử Biết Cách Tạo Vận Mạng

62 Sự Bất Ðồng Giữa Phật Với Ma

63 Tám Ðức Tính Căn Bản Làm Người

64 Lấy Việc Giúp Ðời Làm Trách Nhiệm

65 Có Chí Thì Nên

66 Bài Trừ Sắc Thái Mê Tín

67 Lòng Tham Không Ðáy Của Con Người

68 Ba Thứ Ðộc Tác Hại Con Người Nặng Nề Nhất

69 Ở Vườn Lan Mà Chẳng Biết Lan Thơm

70 Thế Nào Là Tam Tạng Kinh Mười Hai Bộ

71 Ðức Lục Tổ Ở Ẩn Nơi Nhóm Thợ Săn

72 Phá Bỏ Tri Kiến Nhân Ngã, Chia Rẽ Phật Giáo

73 Người Tu Ðạo Cần Vượt Qua Khảo Nghiệm

74 Người Tu Ðạo Cần Giữ Gìn Thân Tâm

75 Không Ðủ Giới, Ðịnh Thì Chẳng Sinh Trí Huệ

76 Cha Mẹ Là Tấm Gương Cho Con Cái

77 Nền Văn Hóa Cố Hữu Của Trung Quốc

78 Chúng Sinh Ðáng Thương Xót, Không Biết Tự Cứu

79 Xuất Gia Là Xuất Cái Gì?

80 Ăn Thịt Là Nguồn Gốc Của Tai Kiếp


admin đăng vào lúc 3:07 PM, ngày 12-11-2014.


TRÌ CHÚ TRƯỚC TIÊN PHẢI
CHÁNH TÂM THÀNH Ý


(Vạn Phật Thành ngày 25 tháng 1 năm 1981)


"Tụng trì, mặc niệm, thiểu ý ngôn,
Thị giáo lợi hỷ hóa đại thiên.
Sở tác chư pháp tất cứu cánh,
Bất tăng bất giảm đáo Niết Bàn."

Dịch là:

"Tụng trì, thầm niệm, ít nói năng,
Dạy dỗ, lợi vui, khắp nơi nơi.
Mọi việc làm ra đều cứu cánh,
Không tăng, không giảm, tới Niết Bàn."


Học Chú thì trước tiên cần phải chánh tâm, thành ý; tâm không chánh thì học chú gì cũng thành tà. Tâm chánh, học Chú mới có cảm ứng. Chánh tâm cũng chưa đủ, cần phải thành ý. "Thành" tức là lúc nào mình cũng hết sức chuyên chú, chuyên tâm, không xao lãng, không làm những chuyện cẩu thả, tắc trách. Ðược vậy thì mới có cảm ứng.

Nếu không "chánh tâm, thành ý," nếu trong lòng đầy dẫy tư tưởng sai lầm, làm hại kẻ khác, tức là mình làm chuyện của ma. Pháp của ma vương là hại người, không lợi ích cho ai cả.

Nếu thật sự muốn tu hành thì trong bất cứ trường hợp nào cũng không được làm hại kẻ khác. Phải nuôi tâm làm lợi chúng sinh; không được học Chú để hàng phục ma quỷ hoặc đi đấu với người khác.

Người theo Phật Giáo không có kẻ thù, không tìm người để trả thù. Ðối với kẻ cố ý hại mình, mình phải nhẫn nại, tu hạnh Nhẫn Nhục Ba-la-mật; không sinh tâm báo thù. Ðó là chỗ cao siêu, là ưu điểm của Phật Giáo mà các tôn giáo khác thiếu sót.

Tuy Cơ Ðốc Giáo có nói rằng "ái địch" (thương kẻ địch), nhưng đó chỉ là trên phương diện ngôn ngữ, thực sự họ có thể hiện được trong hành động không? Họ luôn luôn xem người Phật Giáo như kẻ địch, họ có thương yêu những người Phật Giáo không? Chắc chắn là không, vì họ gọi người Phật Giáo là nghịch đồ, là ma quỷ!

Tôn chỉ hết sức trọng yếu của Phật Giáo là: Nếu bạn là ma quỷ thì tôi tuyệt đối không làm tổn hại bạn, không sinh lòng đối kháng, mà ngược lại, sẽ tìm cách để nhiếp thọ bạn. Ðây là giáo nghĩa đặc biệt nhất của đạo Phật. Ðối với chúng sinh luôn phát tâm từ bi, không làm hại kẻ khác.

Chú Lăng Nghiêm là chú kinh thiên động địa, khiến quỷ thần phải run sợ, là linh văn hết sức hiệu nghiệm. Học Chú Lăng Nghiêm rồi thì phải luôn luôn phát tâm từ bi, cử tâm động niệm không được làm hại người khác. Nếu ai đối với mình không tốt cũng đừng khó chịu, đừng oán ghét. Tâm mình cần phải rộng lớn như ba ngàn thế giới vậy, vạn vật đều có thể chứa gọn trong tâm mình; đó chính là bản sắc của người Phật tử vậy!

"Tụng trì, mặc niệm, thiểu ý ngôn." Câu chú "Yin two na" (Nhân đa la) dịch nghĩa là tụng trì, hoặc là mặc niệm, hoặc thiểu ý ngôn; tức là mình không cần nói nhiều, cũng không vọng tưởng nhiều, chuyên tâm thì linh, tán loạn thì không cảm ứng.

Thế nào là chuyên nhất? Tức là luôn luôn đừng sinh tâm làm hại chúng sinh. Nếu có tâm làm hại kẻ khác thì tương lai sẽ gặp chuyện hết sức nguy hiểm; bởi vì: "Ða hành bất nghĩa tất tự tệ." (Nếu luôn làm chuyện bất nghĩa, thì mình sẽ tự tiêu diệt mình.)

Mình hại kẻ khác tức là mình đã hại chính mình. Mình giết cha người, thì có kẻ chắc chắc sẽ giết cha mình; mình giết anh người thì sẽ có kẻ giết anh mình; đó là luật nhân quả. Là Phật tử thì cần phải làm lành lánh dữ. Nếu không tạo nhân ác, thì sẽ tránh được quả ác trong tương lai.

"Thị giáo lợi hỷ hóa đại thiên." Câu này nói rằng lấy Phật Pháp chỉ dẫn, giáo hóa chúng sinh, làm cho tất cả mọi người đạt được chỗ lợi ích, hoan hỷ. Khi thấy có chuyện gì lợi ích cho người khác thì mình làm ngay:

"Tài bồi tâm thượng địa,
Trưởng dưỡng tánh trung thiên."

Dịch là:

"Vun bồi miếng đất tâm linh,
Nuôi lớn bầu trời bản tánh."


Thường giúp kẻ khác thì lâu ngày tự nhiên sẽ có đức hạnh. Không phải chỉ kêu gọi người khác làm lợi ích cho mình, mà tự mình không làm lợi ích kẻ khác. Kẻ nuôi dưỡng tánh ỷ lại và chỉ muốn tận hưởng tiện nghi là kẻ không có khí phách.

Hãy xem trên đời này, những kẻ chuyên đi tìm tiện nghi cho mình kết quả đều thất bại; nếu các vị không tin thì hãy nghiên cứu cho kỹ lưỡng. Bất luận là ai, với lòng tham không đáy, chuyên đi tìm tiện nghi cho chính mình thì kết quả đều không tốt. Nếu mình đem lại lợi ích cho người khác, làm cho mọi người hoan hỷ, thì đi tới đâu ai ai cũng kính phục mình.

Khổng Tử nói rằng: "Ngôn tất trung tín, Hành tất đốc kính, Tuy man mạch chi bang, hành hỹ." (Lời nói chân thật, Hành động chắc thật, cung kính, thì dù ở nơi nguy hiểm cũng vẫn được an toàn.)

Một lời nói ra thì phải thành thật, không được gian trá, lừa dối kẻ khác. Hành vi thì phải hết sức thành thực, trung hậu, khiêm nhường, cung cẩn. Bất cứ làm việc gì cũng có lòng "khiêm cung hòa kiết"; không được cống cao ngã mạn, coi mình như ông trời, không ai sánh bằng. Như vậy thì không thể chấp nhận được!


admin đăng vào lúc 8:30 PM, ngày 30-11-2014.


QUY MẠNG CHÚ LĂNG NGHIÊM
QUANG MINH TRÊN ÐẢNH PHẬT


"Ngã kim quy mạng Ðại Phật Ðảnh,
Vô tận Pháp tạng trí huệ quang.
Nguyện ngã minh liễu diệu Tổng Trì,
Phụng hành Như Lai sở thuyết "


"Ngã kim quy mạng Ðại Phật Ðảnh": Ðó là lời của các vị Hộ Pháp, rằng các vị ấy quy mệnh Ðại Phật Ðảnh Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú.

"Vô tận Pháp tạng trí huệ quang": Ðại Phật Ðảnh là đảnh đầu của Phật và là kho Pháp tạng vô tận. Nếu đuợc kho Pháp tạng ấy thì dùng không bao giờ hết cả. Pháp tạng vô tận này tại nơi tự tánh của mình mà xuất hiện chứ không phải từ bên ngoài vào. Nhưng tại sao ngay bây giờ không xuất hiện? Pháp tạng cũng giống như những con trùng ngủ vùi trong mùa đông, chờ khi xuân tới nắng ấm thì chúng bắt đầu hoạt động trở lại. Khi nào thân của người tu hành phát nhiệt thì con trùng tự tánh sẽ hồi sinh, đồng thời tất cả những loại vi khuẩn khác đều chết (vi khuẩn đây tức là phiền não).

Như vậy không phải là sát sanh sao? Nếu các vị cho rằng đây là sát sanh, thì có thể không cần tu hành! Không ai bắt buộc các vị cả; các vị có thể hoàn tục, có thể làm như người tại gia với đầy dẫy phiền não, chướng ngại, tranh giành, vô minh, ganh tị. Nhưng nếu muốn tu thì phải cải biến những thứ vi khuẩn đó và khôi phục lại Phật tánh của mình.

Khi chưa thành Phật thì trong thân mình có đến 84.000 loại trùng ăn thịt của mình, uống máu của mình, trú ngụ nơi thân của mình. Chúng xúi giục mình đừng giữ giới luật, bắt mình làm chuyện điên đảo. Bởi bị chúng chi phối nên mình mới làm đủ chuyện xấu xa. Nếu mình nói rằng: "Ôi! Ðó là tại chúng nó làm, không phải tôi làm." Như vậy thử hỏi tại sao mình lại giúp cho chúng? Nghĩa là đói một chút thì chịu không nổi, khát một chút thì cũng không xong, ngủ không đủ thì cũng không đành; tại sao mình phải trợ giúp những thứ vi trùng đó? Trợ giúp chúng thì tự tánh chẳng thể hiển lộ được!

Vậy những thứ vi trùng đó rốt ráo là gì? Tức là trùng ngu si, làm cho thân mình chỗ này không dễ chịu, chỗ kia không yên ổn; toàn thân thật phiền hà! Có lúc thì chúng làm cho mình bịnh này, lúc thì làm mình bịnh khác. Những thứ vi trùng ngu si này khiến mình không đủ áo mặc thì không được, cơm không đủ ăn cũng không xong, rốt cuộc cứ phải vật lộn với chính mình.

Vô tận Pháp tạng thì ở nơi Ðại Phật Ðảnh mà phát sinh. Trí huệ quang này không giống như những thứ hào quang khác mà là hào quang của Phật. Tại sao Phật lại có hào quang? Bởi vì Phật không muốn có vi trùng ngu si tăm tối, cho nên mới dùng trí huệ để chiếu sáng mọi vật, quét tan vô minh. Khi vô minh bị quét sạch thì Pháp tánh tự nhiên hiển hiện, do đó Trí huệ quang tức là Phật quang vậy!

"Nguyện ngã minh liễu diệu Tổng Trì" : Tại sao cung kính Ðại Phật Ðảnh Trí Huệ Quang? Tại sao phải cung phụng Ðại Phật Ðảnh Trí Huệ Quang? Bởi vì mình muốn hiểu rõ Chú Ðại Tổng Trì, cũng là Ðà La Ni Lăng Nghiêm. Chú Ðại Bi còn gọi là Ðại Bi Ðà La Ni.

Ðà La Ni là tiếng Phạn Dharani, dịch là Tổng Trì. "Tổng" nghĩa là bao nhiếp tất cả các pháp, "trì" nghĩa là giữ gìn vô lượng ý nghĩa. Tất cả các pháp đều được tổng nhiếp vào chú này, tất cả các pháp đều khởi nguyên từ chú này.

Các vị hãy nhìn lá cờ của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, mỗi một màu hồng trên lá cờ là biểu hiện cho Trí huệ quang. Ánh sáng này từ nơi "một" mà phát xuất ra, cho nên nói rằng:

"Nhất bổn tán vi vạn thù,
Vạn thù hoàn quy nhất bổn."

Nghiã là:

Từ "một" mà phân thành vạn thứ,
Từ vạn thứ lại trở về "một."


Hào quang từ một điểm mà phóng ra vạn phương rồi từ vạn phương mà thâu về một điểm. Vì vậy, tại Vạn Phật Thành không phải chỉ có "một" mà là tất cả hào quang của chư Phật đều từ đây phóng xuất quang minh, rồi quang minh đó trở về làm "một" mà chẳng xâm phạm hay chướng ngại những hào quang khác.

"Phụng hành Như Lai sở thuyết nghĩa": là khi đã hiểu ý nghĩa của thần chú này thì phải theo đạo lý của chú đó mà cung kính thực hành.


admin đăng vào lúc 8:10 AM, ngày 02-12-2014.


KHAI THỊ NHÂN NGÀY LỄ PHẬT ÐẢN
(Vạn Phật Thành ngày 1 tháng 5 năm 1982)


Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni trong quá khứ đã: Tam kỳ tu phước huệ, Bách kiếp chủng tướng hảo. Nghĩa là trong ba A-tăng-kỳ kiếp Ngài tu phước, huệ, và hàng trăm kiếp thì vun trồng tướng hảo. Ngài tu khổ hạnh, làm những việc khó ai làm được; tu hạnh nhẫn nại, chịu đựng những chuyện người đời khó nhẫn nại được. Vì chúng sinh mà Ngài phát tâm Bồ Ðề, tu Nhất Thiết Trí, không tiếc thân mạng để giáo hóa chúng sinh. Kiếp này qua kiếp khác Ngài nhẫn khổ nại lao; ăn những thứ mà người ta không muốn ăn, nhường nhịn những chuyện mà người ta không thể nhường nhịn. Cho nên Ngài mới thành Phật, chứng quả Bồ Ðề.

Phật không phải tu một ngày một đêm mà thành; Ngài phải tu ba A-tăng-kỳ kiếp, rồi sau đó thị hiện Tám Tướng Thành Ðạo (3). Tám Tướng Thành Ðạo này là gì? Tướng thứ nhất là từ nơi trời Ðâu Suất giáng sinh. Cõi trời Ðâu Suất là nơi Pháp Vương Tử chuẩn bị thành Phật (Bổ Xứ) trú ngụ. Tướng thứ nhì là Trụ Thai. Phật ở trong bào thai thì Ngài luôn chuyển Pháp Luân giáo hóa chúng sinh, vì tất cả chúng sinh hữu duyên mà Ngài thuyết Pháp. Tướng thứ ba là Xuất Thai. Phật ra khỏi thai là ngày mùng tám tháng tư. Sau khi ra khỏi thai rồi thì Ngài một tay chỉ trời một tay chỉ đất mà nói:

"Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn!"

Nghĩa là:

"Trên trời dưới đất, Không ai tôn quý bằng ta!"


Có phải chăng Ðức Phật hết sức cống cao ngã mạn? Tôi không phải là luật sư biện hộ cho Phật, nhưng Phật đích thực là người xứng đáng được mang danh hiệu như vậy. Mới sinh ra mà nói vậy là Ngài muốn giới thiệu cho chúng sinh hiểu Ðạo. Ngày Phật ra đời có chín con rồng phun nước tắm Ngài; lớn lên trong cung, Ngài học đủ pháp thế gian. Tất cả những kỹ năng của người đời Ngài đều học qua. Nói là học nhưng thật ra Ngài thông đạt vô ngại.

Một hôm Ngài đi dạo chơi bốn cửa thành thì thấy cảnh sinh, lão, bịnh, tử, nên ý thức được đời người toàn là khổ đau, trải qua sinh, trụ, dị, diệt, cũng là thành, trụ, hoại, không. Nhận thấy rằng sinh, lão, bịnh, tử khổ thật là đầy dẫy phiền não, đời người chẳng có ý nghĩa gì nên Ngài mới xả bỏ địa vị phú quý mà ra đi; đó là một trong Tám Tướng Thành Ðạo.

Phật tu hạnh Ðầu Ðà có thể nói là giỏi bậc nhất. Khi ở núi Tuyết Sơn thì mỗi ngày Ngài dụng công tu hành, chỉ ăn một hạt mè để duy trì sinh mạng, chẳng hề uống vitamin A, B, C gì cả. Sau đó Ngài thọ sữa dê do một cô gái cúng dường rồi tới gốc Bồ Ðề mà tịnh tọa và phát nguyện rằng: "Nếu ta không chứng được Chánh Ðẳng Chánh Giác thì nhất định không đứng dậy." Liền đó Ngài ngồi trong 49 ngày. Cơ duyên thành thục, nửa đêm Ngài nhìn thấy sao mai rồi ngộ Ðạo, thốt nhiên chứng đắc trạng thái không sinh không diệt, không tăng không giảm, không dơ không sạch, bổn lai thanh tịnh bản thể, diệu minh chơn tâm.

Là đệ tử của Phật ở thời Mạt Pháp này, chúng ta cần phải làm người Phật tử chân chánh. Phải biết rằng Phật và các Tổ Sư trong quá khứ tu hành không phải dễ dàng. Bây giờ mình mỗi ngày tuy không phải ăn một hạt mè, song chỉ cần đừng ham ăn đồ ngon, đừng ham vitamin, ham bổ dưỡng là được. Thân này là bọc thịt thối do bốn đại giả hợp, chẳng quý báu gì; bây giờ mình lại vì cái túi da hôi hám này mà làm trâu làm ngựa, làm nô lệ! Không biết mình làm nô lệ như vậy bao lâu rồi, không biết tạo ra bao nhiêu ác nghiệp rồi mà bây giờ cũng chưa chịu "khán phá phóng hạ," chưa chịu nhìn cho thông suốt và buông bỏ nó, vẫn tiếp tục làm trâu ngựa; thật là chẳng có giá trị gì cả. Cho nên mình phải quay về cội nguồn nguyên thủy của mình.

Học Phật, tu hành, là để biết rõ nhân sinh là thống khổ, rồi chứng quả thành Phật, đó mới chính thật là chân lý. Nên hôm nay, nhân ngày Phật Ðản, chúng ta phải y lời Phật dạy, lấy thân Phật làm thân mình, lấy hành vi của Phật làm hành vi của mình, lấy tâm Phật làm tâm mình, lấy nguyện của Phật làm nguyện của mình, lấy chí của Phật làm chí của mình. Phải nhẫn nại học hỏi tinh thần không sợ gian nan, khổ cực. Ðược vậy thì ai cũng sẽ thành Phật, đạt ngộ liễu sinh thoát tử.

Vì cầu Nhất Thiết Trí nên Phật không tiếc thân mạng, phát khởi tinh thần dũng mãnh tu hành. Bây giờ mình không chịu được cực nhọc thì làm sao mà thành Phật được? Khi đã xuất gia lại không chân chính tu hành thì thật là cô phụ tấm lòng của chư Phật, chư Bồ Tát và các Tổ Sư! Nếu một ngày mà lòng tham không trừ, lòng tranh không dẹp, lòng cầu danh lợi chẳng phá bỏ, lòng ích kỷ tự lợi cứ tăng trưởng, thì còn mặt mũi nào đối diện với Phật, với cha mẹ, tổ tiên được? Ðừng nên nghĩ tới thân mình, mà phải vì kẻ khác. Phải tinh tấn tu hành; đừng uổng phí thời giờ. Con quỷ Vô Thường không biết chừng nào lại; khi nó tới thì dù mình muốn sống thêm vài ngày cũng không xong:


"Mạc đãi lão lai phương học Ðạo,
Cô phần đô thị thiếu niên nhân."

Dịch là:

"Ðừng chờ già lão mới chịu tu,
Mộ phần đầy dẫy bọn trẻ măng."


Ở đời, sinh rồi chết, chết rồi sinh; nếu sống không xứng đáng thì chết làm súc sinh. Khi thân này đã mất thì vạn kiếp khó phục hồi. Nên chi đừng tự lừa dối mình, đừng làm ông luật sư để tự biện hộ. Cứ nghĩ rằng chẳng cần tu hành, có ngày Phật sẽ giúp mình thành Phật! Ngay như Tôn giả A Nan là em của Phật, song Phật cũng không thể ban bố Tam muội cho ngài A Nan, mà chính ngài A Nan phải tự nỗ lực tu hành.

Vì thế, các vị tới Vạn Phật Thành tức là tới Tuyển Phật Trường (nơi thi tuyển để thành Phật); các vị phải học cho giỏi thì đến lúc làm bài thi mới có thể đậu được. Ðừng chờ tới khi thi rớt, lúc đó hối hận thì đã trễ!


admin đăng vào lúc 9:23 PM, ngày 05-12-2014.


BÁCH KHỔ GIAO TIÊN

(Vạn Phật Thành ngày 1 tháng 5 năm 1982)


Lúc Ðức Phật Thích Ca rời hoàng cung tu Ðạo thì bên cha có ba người,(4) bên mẹ có hai người cùng theo Ngài; song những người này cuối cùng đều rời bỏ Phật. Nhân duyên như thế nào? Ba người nói Phật tu quá khổ, họ chịu không nổi nên bỏ Phật để tu pháp môn khác; còn hai người kia khi thấy Phật uống sữa dê thì cho rằng Phật không chịu khổ, tham hưởng thụ, do đó họ cũng bỏ Phật. Các vị thử quan sát xem: căn tánh của chúng sinh khó mà làm vừa lòng được; nên nói: "Chư Phật nan mãn chúng sanh nguyện."

Chúng sinh ham muốn đủ thứ. Hễ muốn gì thì tham cái đó, tham không đáy. Nên nếu bạn làm vừa lòng họ điều này, thì họ lại tham muốn thứ khác. Tham dục là cái túi tham không đáy. Không lúc nào lòng tham dục này có thể mãn túc được; hết tham cái này lại tham cái kia. Ðẻ ra là đã bắt đầu tham rồi; từ trẻ thơ cho đến lúc tráng niên, từ tráng niên đến già lão, từ già đến chết, cả một đời là tham cầu. Tham cầu danh thì chết vì danh; tham cầu lợi thì chết vì lợi. Tham danh thì bị lửa thiêu cho chết, tham lợi thì bị nước dìm cho chết; cho nên đó là hai cái nạn về nước và lửa. Còn nếu mình ham cầu vinh hoa phú quý thì chết vì gió. Ðó là ba mối họa của người đời (Tam Tai). Chúng sinh coi trọng thế sự quá sức, không chịu buông bỏ!

Ðức Phật Thích Ca lúc tu hành thì biết nhẫn khổ nại lao, thế mà bạn đồng đạo bỏ Ngài để tu pháp ngoại đạo khác. Hiện tại chúng ta theo Pháp Phật tu hành nên có rất nhiều người không đồng ý, cho rằng quá sức khổ, lại chịu thiệt thòi quá lớn đi. Những kẻ đó không phát lòng chân thành, không sinh nguyện chân thật. Nhiều vị xuất gia rồi thì chỉ biết ăn rồi chờ chết, không lý hội được vấn đề sinh tử của mình, rồi hết sức tùy tiện bê bối mặc cho ngày tháng trôi qua, khi con quỷ Vô Thường tới thì không có chỗ nào để bám víu cả, sống hay chết đều chẳng được tự do.

Những người xuất gia như vậy thật lãng phí thời gian. Ðừng nên nghĩ rằng mình theo Phật Giáo thì tha hồ tùy tiện tạo nghiệp. Nếu nghĩ vậy thì mình là những kẻ tội nhân. Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni tu pháp môn khổ hạnh mà người khác không chịu nổi nên cuối cùng Ngài mới khai ngộ thành Phật. Lúc đầu Ngài dạy Pháp Tứ Ðế: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Khổ thì có ba loại khổ (Tam khổ), có tám loại khổ (Bát khổ), có vô lượng khổ. Ba loại khổ thì gồm có Khổ khổ, Hành khổ, và Hoại khổ.

Khổ khổ là gì? Tức là cái khổ của những kẻ bần cùng.

Hoại khổ là cái khổ của những kẻ phú quý.

Hành khổ là cái khổ của những kẻ không giàu không nghèo.

Khổ khổ, hay cái khổ của những kẻ bần cùng là gì? Là không có nhà cửa để ở, không có áo quần ấm để che lạnh, không có áo quần mỏng để mặc khi trời nóng, lại cũng không có thực phẩm mà ăn. Ðó là hoàn cảnh hết sức khổ, cái khổ ở trong cái khổ, cái khổ ở trên cái khổ, vạn cái khổ quấn quýt với nhau.Tại sao phải chịu khổ như vậy? Bởi vì kiếp xưa chẳng chịu tu hành, hoặc là lừa sư diệt tổ, hoặc là khinh Pháp mạn giáo, làm đủ thứ ác nghiệp, chỉ nghe theo danh lợi hão huyền, nghe theo lời xúi giục xảo quyệt của lòng mình, không biết tu hành, nên mới đọa lạc, chịu tất cả khổ não đó. Những kẻ thọ khổ, đại đa số là do hàng thú vật đầu thai; bởi vì kiếp trước hủy báng Ðại Thừa, lừa sư diệt tổ, nên đọa lạc xuống địa ngục, rồi từ địa ngục chuyển thành quỷ đói, rồi thành súc sanh, sau cùng làm người. Nhưng làm người thì các căn không đầy đủ, ngũ quan không có đoan chánh.

Thứ hai là Hoại khổ. Ðó là cái khổ không phải người nghèo chịu nhưng là cái khổ của những người phú quý chịu. Kẻ giàu thì áo quần, ăn mặc, nhà cửa đều vẹn toàn; có xe hơi, tàu thủy, có đủ điều sung sướng, nhưng đột nhiên gặp phải hỏa hoạn thiêu sạch hết mọi thứ vật dụng chẳng còn gì cả. Hoặc bị rớt máy bay, hay ngồi thuyền bị chết chìm trong biển, đó đều là Hoại khổ. Giàu đương nhiên là tốt rồi nhưng bất ngờ, khi tai họa xảy ra, cái gì cũng không còn cả, đó gọi là "hoại." "Hoại" ở đây không phải là phá hoại sự khổ sở mà là phá hoại phước báo của mình.

Thứ ba là Hành khổẩ, tức là cái khổ mà kẻ giàu người nghèo gì cũng chịu. Kẻ bình thường, từ trẻ thơ tới tráng niên, rồi từ tráng niên đến già, rồi già rồi chết, trải qua biến chuyển từng phút từng giây mà tự mình không làm chủ được. Lúc già rồi thì mắt mờ, tai điếc, thậm chí tay chân không còn linh hoạt nữa. Ðó là hình tướng của Hành khổ.

Ba cái khổ trên đây có thế lực rất lớn ở thế gian này, tất cả anh hùng hào kiệt đều chạy không thoát những cái khổ này, thậm chí chết vì khổ. Các vị nghĩ coi điều này có đáng thương xót chăng?"Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo." Báo ứng chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi; họa, phước nhỏ như sợi lông cũng không bao giờ sai. Cho nên mình đừng theo bản tánh của mình mà làm càn, tạo đủ thứ ác nghiệp. Nhất thất túc thành thiên cổ hận, Tái hồi đầu dĩ bách niên thân! (Khi sẩy chân, sẽ ân hận ngàn thu, Quay đầu lại, đời người đã trăm năm!)

Ở thế gian, bất luận mình làm gì cũng cần phải có chính khí. Người xuất gia cần phải hộ trì Chánh Pháp, hành trì Chánh Pháp, lúc nào cũng phải theo khuôn khổ nề nếp, không nên phạm giới, dù hết sức nhỏ. Nếu mình không cẩn thận thì rất dễ tạo nghiệp; cho nên nói: "Ðịa ngục môn tiền Tăng Ðạo đa." (Cửa địa ngục đầy ắp kẻ tu hành.)

Người xuất gia nếu không giữ giới luật, theo quy củ, thì nhất định sẽ đọa địa ngục, chẳng có ngoại lệ gì đâu! Bởi vì mình đã biết rõ mà còn cố phạm thì tội tăng gấp ba lần người thường. Ðây không phải là chuyện nói đùa đâu; đừng nghĩ rằng Phật, Bồ Tát không thấy chuyện mình làm, rồi mình muốn làm gì thì làm. Trong lòng các vị nghĩ chuyện gì thì trời đều biết cả, hà huống là Phật và Bồ Tát! Ðừng cho rằng Phật và Bồ Tát không có mắt rồi mình mặc tình làm loạn, làm càn. Ðó giống như là "yếm nhĩ đạo linh," bịt tai đánh chuông ăn cắp rồi chạy trốn mà cứ tưởng người khác không nghe. Thật là tự mình lừa dối chính mình, sau cùng sẽ chịu quả báo, lúc đó có hối hận thì đã muộn.


admin đăng vào lúc 9:26 PM, ngày 05-12-2014.


BÁT KHỔ


Lão Tử nói rằng:

"Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả, vi ngô hữu thân;
Cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn?"

Dịch là:

"Ta có họa lớn vì có thân này,
Thân ta chẳng có thì họa sao còn?"


Con người có đủ thứ chấp trước song không chịu xả bỏ là do bị nhốt trong chuồng Ngũ Uẩn. Vì không thoát đặng nên ở trong vòng Ngũ ấợm này mà phát sinh đủ thứ chấp trước, đủ thứ phân biệt, đủ thứ vọng tưởng, không tài nào thoát khỏi sinh tử được.

Trong Phật Giáo nói về Khổ thì khi trước tôi đã nói về Tam khổ rồi; bây giờ nói về Bát khổ. Bát khổ này bao quát tám loại; thực tế không phải chỉ có tám khổ thôi, mà có vô lượng vô biên nỗi khổ.

Bát khổ là gì? Ðó là: Sinh, lão, bịnh, tử khổ, Ái biệt ly khổ, Oán tăng hội khổ, Ngũ ấợm xí thạnh khổ, Cầu bất đắc khổ. Tám cái khổ này làm hại con người trên thế gian nhiều lắm.

1. Sanh khổ: Con người sinh ra là đã chịu khổ nạn vô cùng rồi. Khi còn trong bụng mẹ, mẹ ăn đồ lạnh thì con cảm giác như là ở trong núi tuyết vậy; mẹ ăn đồ nóng thì con tưởng như ở trong núi lửa vậy. Rồi đủ chuyện không như ý phát sinh. Ðến lúc sinh ra thì cũng như bi ép giữa hai hòn núi vậy; nên con nít sinh ra là khóc oa oa: "Khổ quá! Khổ quá!" Ðó là vì con nít muốn than khổ nhưng không biết nói nên chỉ khóc.

Nếu con người không có thân thể thì không có cảm giác đau khổ gì cả, nhưng khi có thân thể thì có đủ thứ cảm giác thống khổ. Nên lúc sinh ra cũng giống như lúc con rùa bị rứt khỏi mu vậy. Thống khổ khó mà nhẫn nại được.

2. Tử khổ: Có sinh thì phải có chết. Lúc chết thì Tứ Ðại phân tán, bị gió nghiệp thổi đi. Ðau khổ đó thật khó mà diễn bày được.

3. Bịnh khổ: Thân thể con người do đất, nước, gió, lửa giả hợp mà thành. Nếu lửa nhiều thì nước ít, nếu gió nhiều thì đất ít, nếu nước nhiều thì lửa ít. Tứ Ðại không điều hợp, không quân bình thì tự nhiên sinh bịnh; có bịnh thì có đau đớn.

Con người mà đầu đau, chân nhức hoặc là tay, lưng, tỳ, vị, thận,... sanh bịnh đều có nguyên nhân của nó. Nếu kẻ nào mà hiếu sắc thì thận dễ bị bịnh; kẻ tham tài thì tim dễ bịnh, kẻ thích nóng giận thì gan rất dễ bịnh, kẻ nào buồn phiền thì phổi dễ sinh bịnh, kẻ nào lòng chứa oán ghét thì tỳ dễ sinh bịnh. Tâm, can, tỳ, phế, thận có bịnh đều do hận, oán, não, nộ, phiền sinh ra. Người có tâm sân hận thì hại trái tim, người có tâm oán nặng thì hại tỳ, người có lòng buồn rầu lo lắng thì hại phổi, người có lòng nóng giận nhiều thì hại gan, người có lòng phiền nhiều thì hại thận. Nên Bốn Ðại không điều hợp thì do hận, oán, não, nộ, phiền, và thất tình tác quái. Nếu vui nhiều quá, oán hận nhiều quá, buồn bã rầu rĩ nhiều quá, sợ hãi nhiều quá, hoặc là dục vọng nhiều quá đều làm cho Tứ Ðại không điều hợp, sinh ra đủ thứ bịnh hoạn. Có bịnh thì rất dễ già, nên sau khi bịnh rồi thì tới lão.

4. Lão khổ: Khi già thì mắt hoa, tai điếc, răng rụng, chân run, thân thể đứng không vững nữa.

Sinh, lão, bịnh, tử, là bốn thứ khổ làm cho con người không tự tại, phát sinh ra đủ thứ phiền não.

5. Ái biệt ly khổ: Vì sao mình làm người? Bởi vì mình có ái, có yêu nên mới tới thế giới Ngũ Trược này. Nếu yêu đương mà ít thì mình không sinh vào thế giới này đâu, mà sẽ sinh về Cực Lạc Thế Giới, Lưu Ly Thế Giới, hoặc những thế giới khác.

Cổ nhân nói rằng: "Ái bất trọng bất sanh Ta Bà, Nghiệp bất không bất sanh Cực Lạc." (Ái tình không nặng đâu sinh Ta Bà, Nghiệp chướng chẳng hết sao về Cực Lạc?) Nghiệp hết, tình không, thì thành Phật; nghiệp nặng, tình nhiều, tức là phàm phu. Kẻ phàm phu thì bị tình ái làm mê loạn, không phá thủng nổi lưới tình, lại cho rằng ái tình là cao quý nhất. Người đời cho rằng ái tình trai gái là chuyện hết sức quý giá. Kỳ thật, ái càng nặng thì tình càng thâm, càng hãm mình vào vòng ngu si mê muội. Có kẻ biết là bẫy rập nhưng rồi cũng chui vào lưới tình. Con trai, con gái khi trưởng thành rồi thì chỉ nghĩ tới chuyện mau mau mà kết hôn. Thật là quen đường cũ quá rồi! "Ái" là thứ tình cảm quyến luyến. Có người thì yêu tiền, có người thì yêu sắc. Tiền tài là vật ở ngoài thân, sắc đẹp thì cảm nhận ở trong lòng. Tình cảm quyến luyến cũng là do yêu thương mà ra.

Tinh thần đau khổ thì tâm không tự tại, đủ thứ khó chịu là cũng vì có ái tình này. Ái biệt ly khổ là cái khổ chia ly khi hai người đang thương yêu nhau. Hai kẻ yêu nhau như keo sơn, như cá với nước, thì đột nhiên có chuyện xảy ra khiến họ bất đắc dĩ phải chia tay. Họ lâm vào tình cảnh thật khó ly biệt, khó chia tay; còn có nỗi khổ nào bằng không dễ khống chế được, cho nên gọi là Ái biệt ly khổ.

6. Oán tăng hội khổ: Khi mình gặp mặt nói chuyện với người có nhân duyên thì cảm thấy rất dung hợp, làm việc với nhau rất dễ dàng, không có xung đột. Nhưng có những người khi mình mới gặp mặt thì cảm thấy không có nhân duyên, muốn ghét họ liền, nên mới tìm cách tránh mặt đối phương, tìm chỗ khác để đi. Nào ngờ tới chỗ khác cũng lại gặp kẻ đó! Mình càng ghét họ bao nhiêu thì càng đối đầu với họ bấy nhiêu. Ðó cũng là một nỗi khổ.

7. Cầu bất đắc khổ: Có mong cầu là bởi có lòng tham. Tham mà không thỏa thì sinh phiền não, cho nên đó cũng là khổ. Cầu danh, cầu lợi, cầu tiền, cầu sắc mà không được thì khổ, vì chẳng thỏa mãn tâm nguyện mình muốn.

Cầu mà được cũng chưa kể là sung sướng. Thí dụ như khi chưa kiếm được tiền thì sợ là không kiếm được; khi kiếm được thì lại sợ sẽ mất đi, cho nên ngày đêm đề phòng. Bởi vậy, cầu được đã là khổ, mà cầu chẳng được lại càng khổ hơn! Do đó đối với việc khác, cứ theo đây mà suy ra. Chưa có thì sợ không kiếm được, có rồi thì lại sợ mất. Ðó đều là trạng thái lòng không bình thản, không tự tại, không an lạc.

8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: Ngũ ấợm tức là sắc, thọ, tưởng, hành và thức; cũng gọi là Ngũ Uẩn. Nó là thứ rất khó hàng phục, rất khó có thể thấy nó là không. Ngũ ấợm này phừng phừng phát hiện giống như lửa vậy, thiêu đốt tâm thần của mình, làm mình thống khổ vô vàn. Nếu mình có pháp An tâm, pháp An thân thì tám cái khổ này chẳng thể động chạm tới mình đặng; nên nói:

"Lão Tăng tự hữu An thân pháp,
Bát Khổ giao tiên dã vô phòng."

Dịch là:

"Sư già vốn có phép An thân,
Tám khổ chằng chịt chẳng nhằm gì."


Founder đăng vào lúc 11:37 AM, ngày 07-12-2014.


TU ÐẠO KHÔNG CẦN QUÁ THÔNG MINH
(Vạn Phật Thành ngày 7 tháng 5 năm 1982)


Lão Tử nói:

"Dưỡng thành đại chuyết phương vi xảo,
Học đáo như ngu thủy kiến kỳ."

Dịch là:

"Dưỡng tâm như dại là tuyệt xảo,
Học tới như ngây mới diệu kỳ."


Mình cần học "ngây ngô." Song học ngây ngô không phải là chuyện dễ, bởi vì kinh nghiệm thường dạy mình rằng đừng có ngây ngô. Cho nên nếu dưỡng tâm như khờ dại thì đó mới gọi là tinh xảo. Tu hành tức là muốn dưỡng "chuyết," dưỡng tâm như kẻ khờ khạo; càng khờ càng tốt.

Sao gọi là khờ? Khờ có nghĩa là hoàn toàn chẳng có vọng tưởng. Không khờ thì vọng tưởng đầy dẫy. Vọng tưởng mà nhiều thì tự nhiên muốn tìm chuyện xưa, muốn biết chuyện nay, rồi muốn xen vào đủ chuyện tạp nhạp, muốn hiểu đủ thứ báo chí tin tức lăng nhăng. Ðó là những điều chướng ngại cho sự tu hành. Sự khờ khạo, dốt nát chân chính là như thế nào? Tức là nhập Ðịnh. Nếu nhập Ðịnh thì đông, tây, nam, bắc, đều chẳng biết tới; cùng thế giới vô tranh, tự tại vô ngại.

Tại sao mình không thể tự tại vô ngại được? Là bởi vì còn có lòng tranh, lòng tham, lòng cầu, lòng ích kỷ, lòng tự lợi; do đó chẳng thể tự tại được. Muốn tự tại cũng làm không được. Khi đã bất mãn hiện tại, bất mãn quá khứ, bất mãn tương lai, cứ cho rằng người khác đối với mình không tốt, cho rằng mình cư xử tốt với người, tự biện hộ, tự đứng trên cương vị không thua ai cả, rằng mình là hơn người, thì không thể tu Ðạo được. Tu Ðạo tức là chẳng biện hộ, chẳng giảo hoạt, chẳng nói chuyện thị phi; cho nên nói: Ma Ha Tát, bất quản tha, Di Ðà Phật, các cố các. (Ðại Bồ Tát, chẳng xen vào chuyện người. A Di Ðà Phật, ai lo chuyện nấy!)

Luôn luôn canh gác thân tâm, không nghĩ loạn xạ, đó tức là chân chính tu Ðạo. Kẻ không chân chính tu Ðạo thì lúc nào cũng nghĩ này nọ loạn xạ, lúc nào cũng tìm phương cách để làm lợi cho mình. Vì thế kẻ chân chính tu hành thì phải: Vạn duyên phóng hạ, Nhất niệm bất sanh. (Buông xả mọi chuyện, Một niệm không khởi.)Buông xả tất cả danh lợi, tiền tài, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghỉ. Không khởi ý niệm nên không có ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả; luôn luôn tự tại an lạc.

Chân chính tự tại là gì? Tức là không khởi vọng tưởng!Nếu tối ngày cứ khởi vọng tưởng thì mình không có tự tại; tư tưởng loạn xạ của mình sẽ tới khắp cùng hư không, Pháp Giới. Nếu không muốn tu thì chẳng cần nói làm gì, bằng nếu muốn chân chính tu hành thì đừng nghĩ loạn xạ, hãy đem tâm mình cột chặt một chỗ, nhất tâm chuyên niệm. Hễ chuyên nhất thì mới linh ứng; hễ tâm phân tán thì trở nên u mê. Cho nên người muốn tu thì phải biết đạo lý này vậy.


Founder đăng vào lúc 12:15 PM, ngày 07-12-2014.


NHỮNG CON TRÙNG
TÁC QUÁI TRÊN THÂN CỦA MÌNH


(Vạn Phật Thành ngày 8 tháng 5 năm 1982)


Người đến Vạn Phật Thành xuất gia đều là tự ý, không phải bắt buộc. Hoặc là người Mỹ, hoặc là người Hoa, các vị đó đều tự nguyện, khẩn cầu nhiều lần rồi mới được hứa khả cho xuất gia. Người quy y cũng vậy, họ tới Vạn Phật Thành đều do tự ý muốn quy y. Nếu họ không muốn thì cũng không ai ép buộc họ cả, bởi vì ép buộc không phải là Pháp cứu cánh; cho nên nói: Cưỡng trích chi qua bất điềm. (Dưa mà hái một cách miễn cưỡng thì không ngọt.)

Nếu người không tự ý xuất gia thì dù bạn có cho họ đi tu cuối cùng họ cũng hoàn tục. Có kẻ chân chính muốn xuất gia, nhưng sau thời gian lâu dài còn thối tâm hoàn tục, huống gì kẻ không thật tâm đi tu. Ðó là những trường hợp có thể xảy ra.

Xuất gia là chuyện quang minh lỗi lạc, là việc của bậc đại trượng phu, không phải chuyện của kẻ đạo tặc, hèn hạ nhỏ mọn, hay làm việc tiểu nhân. Làm người xuất gia thì phải rõ bổn phận của người xuất gia, nhận thức rõ ràng địa vị và tông chỉ kẻ tu hành, đừng a dua với đám đông giống như kẻ thế tục vậy. Ðừng có người ta nói dạ thì mình dạ, người ta nói đi thì mình đi, tự mình không có tông chỉ, không nhận thức rõ ràng.

Quy y Tam Bảo hay hộ trì Tam Bảo thì cũng vậy; khi các vị quy y Tam Bảo thì cần phải hộ trì Tam Bảo, không phải là mình quy y Tam Bảo rồi thì muốn Tam Bảo hộ trì mình. Ðừng tìm tiện nghi ở trong Phật Giáo, nếu như vậy thì sau này sẽ chịu thiệt thòi, có hối hận thì đã trễ rồi đó.

Chúng ta người nào cũng đầy dẫy vọng tưởng, vọng tưởng nhiều như hạt bụi. Tại sao có vọng tưởng nhiều như vậy? Là bởi vì trong thân mình có rất nhiều vi trùng, có con lớn, có con nhỏ, có con già, có con trẻ. Những con vi trùng đó có con thì có thần thông, có con thì có quỷ thông, có con thì có nhân thông, có con thì có thiên thông, có con thì có địa thông. Lũ trùng ấy ở trên thân ta thi triển pháp thuật, tác yêu tác quái. Chúng nó cũng biết đánh điện tín! Hễ chúng đánh điện tín tới tâm mình một cái, thì mình khởi lên một cái vọng tưởng! Cho nên vọng tưởng của mình thật không lúc nào ngừng nổi. Hễ vọng tưởng này vừa xẹp xuống, thì một điện tín kia truyền lại, khiến mình lại nổi lên vọng tưởng khác. Ðó đều là do lũ trùng trong thân mình tác quái.

Những thứ trùng này tuy là trùng nhưng nó là đặc vụ! Có thứ thì có thiên thông, tức là đặc vụ trên trời xuống; có thứ thì biết thần thông, tức là đặc vụ của mấy ông thần; có thứ thì biết nhân thông, tức là đặc vụ của loài người; có thứ thì gọi là quỷ thông, súc sinh thông. Có thứ trùng trợ giúp mình tu hành để phát Bồ Ðề tâm thì đó là thứ trùng có Phật thông; có thứ trùng kêu gọi người ta làm chuyện thiện, tức đó là Bồ Tát thông. Tóm lại trong trời đất thiên địa, sâm la vạn tượng, ở trong phòng ốc, xá trạch, tận hư không biến Pháp Giới, không có một loài nào mà chẳng sinh ra ở nơi thân của mình cả.

Vì sao chúng ta uống vitamin? Là vì mình muốn nuôi dưỡng những thứ vi trùng đó; nuôi dưỡng chúng cho mập mạp ra. Tuy rằng mình không có thể ăn những thứ trùng đó nhưng chúng có thể ăn thịt của mình.Trong Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: "Thân người là do vô lượng, vô số vi trùng tích tụ thành." Các vị thử nghĩ coi: Thân mình là do từng con vi trùng này hợp thành; bây giờ mình lại đi làm tôi tớ cho chúng, muốn ăn ngon mặc đẹp, ở nhà sang trọng, thế chẳng phải là điên đảo sao? Có lần những thứ vi trùng này họp hội nghị, làm cho mình sinh bịnh. Bác sĩ tới trị, trị cũng không lành. Lúc đó lũ trùng này mới vỗ tay, cười ha hả. Chúng rất hứng thú bởi vì mình phải đầu hàng chúng. Vì vậy những người không thích làm chuyện thiện, chỉ muốn làm chuyện xấu, muốn chiếm tiện nghi, đều do lũ trùng xấu ác dẫn dắt. Chúng làm mình không phát Bồ Ðề tâm được, vì muốn làm mình đọa lạc, muốn làm mình mất tin tưởng.

Nếu các vị không tin thì cứ thử dùng dao xẻ thịt mình coi! Qua vài ngày bọn trùng này sẽ lại ra hoạt động. Thế nên loài người thật đáng thương xót! Coi thân thể mình như trân bảo ngọc ngà, nuôi dưỡng các thứ trùng đó, thật là chuyện sai lầm. Các vị tin tôi cũng nói, mà các vị không tin tôi cũng nói. Tôi nói ra là để cho bọn vi trùng này nghe để cho chúng biết rằng trên thế giới nầy cũng có người biết được các hoạt động vi tế của chúng!


Founder đăng vào lúc 12:19 PM, ngày 07-12-2014.


BÍ QUYẾT TU ÐẠO:
TIẾT THỰC, QUẢ DỤC


(Vạn Phật Thành ngày 9 tháng 5 năm 1982)


Thế giới có thành, trụ, hoại, không; loài người có sinh, lão, bịnh, tử; đó là đạo lý tự nhiên. Các vị nên hiểu rõ đạo lý này: thành tức rồi sẽ trụ, rồi sẽ hoại, rồi sẽ không; sinh rồi sẽ già, rồi sẽ bịnh, rồi sẽ chết. Nếu chẳng có thành thì chẳng có trụ, chẳng có hoại, chẳng có không; nếu không có sinh thì cũng không có lão, không có bịnh, không có tử.

Song nếu ta dùng vọng tưởng chấp trước để phân biệt chuyện này, thì dù phân biệt đến hết mấy đại kiếp cũng không phân biệt rõ ràng đặng. Phân biệt bao nhiêu cũng là hồ đồ. Vừa mới hiểu rõ được một chút thì lại hồ đồ, thế nên ở mãi trong vòng luân hồi không thoát ra được. Nếu muốn thoát luân hồi phải đả phá cái đạo lộ si mê vọng tưởng này thì tu hành mới thành Ðạo, chứng ngộ bổn lai Phật quả, xưa nay vốn chẳng đi chẳng đến, chẳng dơ chẳng sạch, cũng không tăng không giảm, cũng không sinh không diệt, chẳng có gì là âu sầu phiền não. Tất cả những thứ Ngũ trược, Lục trược đều chẳng có. Song loài người không biết buông bỏ cái giả, nên không nắm được cái chân thật; nên nói rằng:

"Xả bất liễu giả,
Thành bất liễu chân;
Xả bất liễu tử,
Hoán bất liễu sanh".

Dịch là:

"Không vất bỏ cái giả
Sao có đặng cái thật;
Không buông xả cái chết
Sao đổi thành cái sống?"

Nếu không kiềm chế tánh hư vọng cuồng dại thì trí huệ chân chính không bao giờ xuất hiện được. Tự tánh bị che đậy bởi vô minh. Vô minh có hai kẻ giúp đỡ, có hai tên làm kế hoạch. Bọn chúng là gì? Thứ nhất là thức ăn, thứ hai là sắc đẹp; một cái gọi là thực dục, một cái gọi là sắc dục! Hai thứ này giúp đỡ cho vô minh làm đủ thứ chuyện xấu, cho nên sách Nho có nói rằng: "Thực, sắc tánh dã." Nghiãờ là háo ăn, háo sắc đều là bản tánh của chúng sinh vậy. Song, mình phải biết tại sao vô minh chẳng phá đặng? Tại sao phiền não cũng không đoạn được? Trí huệ tại sao chẳng hiện? Ðó chính là do mình có lòng tham ăn, lòng háo sắc!

Ăn uống thì trợ giúp cho dục vọng, dục vọng lại làm tăng trưởng vô minh. Con người sinh ra thì biết ăn, con nít sinh ra là biết uống sữa. Không có sữa thì nó khóc, uống rồi lại muốn thêm nữa. Ðúng vậy! Lòng tham này mới sinh ra đã có, sau khi có lòng tham ăn rồi thì sinh ra lòng tham sắc. Con trai thì ham nữ sắc, con gái thì ham nam sắc, quyến luyến nhau, ham muốn không chịu buông bỏ, không thể nhìn suốt được. Ăn uống bao nhiêu thứ tinh hoa đều biến thành tinh. Hễ tinh mà sung mãn thì sinh ra lòng sắc dục, cho nên người xưa nói rằng: "Bão noãn tư dâm dục, Cơ hàn khởi đạo tâm." (No ấm thì nghĩ chuyện dâm dục, Ðói lạnh mới khởi lòng trộm cắp.) Khi ăn no rồi, con trai nghĩ đến con gái, con gái thì nghĩ đến con trai, chỉ có khởi dục niệm này. Khi nghèo thì nghĩ cách trộm cắp, cũng vì để có đồ mà ăn, ăn rồi tình dục lại khởi lên. Thế nên hễ ăn cho đủ chất dinh dưỡng, mập mạp phì nộn rồi thì lại chỉ khởi lòng dâm. Con người trước tiên là khởi lòng tham ăn, muốn ăn thật ngon miệng, muốn ăn để thân thể cường tráng. Song ăn ít thì không đủ, mà ăn nhiều làm sao thỏa mãn được lòng tham? Cho nên người ta chết vì sắc, vì thực. Nếu vô minh không có thực và sắc toa rập thì chẳng có thể tác hại được ai.

Người xuất gia ăn đồ càng dở càng tốt, không có dinh dưỡng thì lại càng tốt nữa. Thế nên đối với vấn đề ăn uống đừng có quá coi trọng. Ăn là để duy trì mạng sống mà hành Ðạo; không cần phải có quá nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng không ăn những đồ hư hoại, khiến cho cơ thể sinh bịnh; đó là thực hành Trung Ðạo.

Tôi rất cảm phục một người ở Ðài Loan, vị đó tức là Thủy Quả Hòa Thượng, (5) Ngài không ham tiền cũng không ham sắc. Ngài chẳng thèm nhìn đến những phẩm vật người ta cúng dường Ngài. Ðó là việc mà kẻ phàm phu không làm được, bởi vì không ai có thể buông bỏ được lòng tham, thậm chí còn coi tiền tài như tánh mạng. Nhưng Ngài thì rất thanh thoát, coi nhẹ tiền tài, lễ vật chất đống một chỗ ai muốn lấy gì thì lấy, Ngài không để ý tới, và để cho đồ đệ muốn ăn cắp bao nhiêu tiền cũng được (những kẻ ăn cắp sau này đều hoàn tục). Các vị thấy đó, phải chăng sau đó Ngài đã quản lý tiền một cách chặt chẽ hơn? Không phải vậy đâu! Không những Ngài không quản lý tiền bạc, mà ngay đến nhìn, Ngài cũng không thèm nhìn nữa. Các vị coi Ðịnh lực của Ngài cao như thế nào! Ngài chỉ ăn trái cây, đậu phụng, không ăn những thức nào có mùi vị hay đồ nấu, xào, luộc. Bởi vì Ngài không nhập theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, cho nên chứng được Sơ Quả A La Hán. Ngài tu hành cảm ứng rất lớn nên Ngài thường bảo hộ Ðài Loan này. Có người nhận ra được Ngài là ai, nhưng cũng có người chẳng biết được đức hạnh của Ngài, do đó nhục mạ Ngài, gọi Ngài là "Á Dương Tăng" (ông thầy ngu dốt).

Năm nay thân thể Ngài yếu đi nên Ngài chỉ ăn một chút cháo, song có kẻ lại phỉ báng, nói rằng Ngài đọa lạc rồi. Kỳ thật, những người đó không hiểu được và họ đã sai lầm. Ăn hay không ăn cháo là chuyện của Ngài, tại sao phải tìm cách xoi mói Ngài? Nếu như ai ai cũng tu hành như Lão Hòa Thượng Thủy Quả, chẳng tham chẳng nhiễm, thì Phật Giáo nhất định ngày càng sáng tỏ và phát triển, Chánh Pháp sẽ trụ thế. Ngài đã làm tôi hết sức hoan hỷ, là vị đồng tu đồng Ðạo, hợp với tôi lắm vậy.

Không thể nói rằng tất cả ở Vạn Phật Thành đều tốt đẹp, đều là Phật Pháp cả. Song mọi người ở đây đều y chiếu Phật Pháp mà thi hành, không chú trọng đến chuyện ăn ngon, mặc đẹp, ở tốt; họ chỉ chú trọng làm sao duy trì cái thân Tứ Ðại giả hợp này để sống là đủ rồi. Nhu yếu của chúng ta là Pháp, là mùi vị Pháp Vô thượng. Thế nên mỗi ngày ở Vạn Phật Thành đều có giảng Kinh thuyết Pháp. Lúc nghe Kinh thì cần phải dũng mãnh tinh tấn, hết lòng mà nghe giảng Kinh Hoa Nghiêm, đừng lười biếng. Các vị nghe giảng Kinh không phải vì Sư Phụ, mà nghe là vì mình mà nghe. Nếu các vị chuyện gì cũng biết thì không cần phải nghe, song không phải chuyện gì các vị cũng biết cả. Những điều mình biết là thứ Thế Trí Biện Thông, thứ thông minh có thể biện biệt, thấu đạt chuyện đời của kẻ phàm phu. Học Phật Pháp tức là vì mình mà học, không phải là vì Sư Phụ hay là vì người khác mà học. Các vị hãy ghi nhớ, đừng để cho thời gian trôi qua vô ích, rồi sau đó có hối tiếc thì đã trễ.


Founder đăng vào lúc 10:37 PM, ngày 07-12-2014.


ĂN THỊT TỨC LÀ ĂN NGƯỜI
(Vạn Phật Thành ngày 30 tháng 5 năm 1982)


"Thiên bách niên lai oản lý canh,
Oán thâm tự hải hận nan bình.
Dục tri thế thượng đao binh kiếp,
Thả thính đồ môn dạ bán thanh!"

Dịch là:

"Ngàn năm oán hận ngập bát canh,
Oán sâu như biển hận khó tan.
Muốn biết vì sao có chiến tranh,
Hãy nghe lò thịt, lúc nửa đêm!"


Từ xưa đến nay có rất nhiều người hy sinh thân mạng kẻ khác để lợi ích cho chính mình, cam tâm giết hại kẻ khác để bồi dưỡng cho bản thân mình. Thế nên miếng thịt ở trong tô canh chứa chất lòng oán hận thâm sâu như biển cả. Ðời này qua đời khác sát hại lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau. Tất cả chúng sinh đều ham sống, sợ chết, song con người vẫn dùng thủ đoạn áp bức để tàn sát những kẻ yếu kém hơn mình.

Trong tâm thức của những con thú trước khi chết đã kết tinh lòng oán hận rất lớn, chúng chỉ muốn tìm cách báo thù, không có cách gì để thoa dịu ý tưởng cừu hận này được. Các bạn muốn biết trên thế giới, nguồn gốc của chiến tranh từ đâu ra? Thí dụ như chiến tranh Việt Nam hay là hiện tại chiến tranh giữa Á Căn Ðình và Anh Quốc? Ðều là do nghiệp sát quá nặng, quá sâu, cho nên mới dùng phi cơ, đại pháo, thiết hạm, thủy lôi để hủy diệt nhau! Nếu ban đêm mình lắng nghe nơi nhà người đồ tể tiếng kêu la rên xiết của con heo, con bò hay con dê xin cứu mạng, thì mình sẽ biết được nguyên nhân của chiến tranh ở đâu mà ra. Có bài thơ rằng:

"Nhục" tự lý biên lưỡng cá nhân,
Lý biên trác trước ngoại biên nhân.
Chúng sanh hoàn thực chúng sanh nhục,
Tử tế tư lượng nhân thực nhân!"

Dịch là:

"Trong chữ "nhục"gồm có hai người,
Người ở trong dòm người ở ngoài,
Chúng sanh lại ăn thịt chúng sanh,
Suy nghĩ kỹ là người ăn người."



Tiếng Trung Hoa, chữ "nhục", nghiã là thịt, gồm có chữ "khẩu" tức là cái miệng mở ra, và hai chữ "nhân" tức là hai người: ở bên trong có một người và ở bên ngoài có một người. Người ở bên ngoài chờ người bên trong. Người ở ngoài muốn đi vô nhưng không vô được, người ở trong muốn chui ra ngoài nhưng ra không nổi là vì người bên ngoài đứng cản, không cho anh ta chạy thoát. Nên chữ "nhục" này chính là một kẻ ăn thịt và một kẻ bị ăn thịt. Kẻ ăn thịt thì ở bên ngoài, và là một con người. Kẻ bị ăn thịt thì ở bên trong và cũng là một con người, nhưng y đã biến thành súc sinh, lại còn bị chận không cho chạy ra, chạy lên cũng không được, chạy xuống cũng không xong, như là bị vây khốn, không chạy thoát được. Tuy là miệng mở khá rộng nhưng vì người bên ngoài đã chận, nên kẻ bên trong không thể chạy khỏi vòng vây.

Vòng vây này có thể là chuồng dê, chuồng heo, hay là chuồng bò, chuồng trâu. Người bị ăn thịt thì ở trong chuồng mà người ăn thịt thì ở bên ngoài chận không cho ra. Vì sao mà chận không cho anh ta ra? Là bởi vì muốn ăn thịt anh ta! Người bị ăn thịt và người ăn thịt có một mối quan hệ: đó chính là sự oán hận không thể nào hòa giải được!

Con người là chúng sinh, miếng thịt mình ăn cũng là chúng sinh. Hễ là động vật, là dê, là trâu, là gà, là ngựa, là chó, là heo v.v... đều là một loại chúng sinh cả. Nếu có kẻ nói rằng những thứ động vật này do trời sinh ra để người ăn, như vậy thì người sinh ra để ai ăn? Bởi vậy trời sinh động vật không nhất định là để cho người ăn, bất quá bởi vì con người ỷ mình trí óc cao minh nên mới ăn thịt động vật. Do đó, sự quan hệ ăn thịt này, nếu nghĩ cho kỹ thì chính là người ăn thịt người! Nếu nói rằng người ăn thịt người, thì thử hỏi xem kẻ bị ăn thịt, (tức là bây giờ đã biến thành dê, thành heo, thành ngựa v.v...) đối với mình có quan hệ như thế nào?

Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói rằng: "Con dê trở lại biến làm người." Con dê mà có thể biến làm người thì tất cả động vật khác cũng có thể biến làm người, cũng như là mình cải đầu hoán diện, thay đổi bộ mặt thôi, mà mình không biết loài thú vật đó là ai. Các vị có biết chăng những thứ động vật dê, trâu, heo, gà,... đó không chừng đều là bà con quyến thuộc, là họ hàng thân thích của mình? Mối quan hệ đó, nói xa xôi như vậy, chớ nói gần hơn, thì chúng nó biết đâu chính là cha mẹ mình kiếp trước, hoặc là cha mẹ mình kiếp này, hay là cha mẹ không biết bao nhiêu kiếp về trước! Nghĩ như vậy, thì nếu ăn thịt cha mẹ, thì thật là bất hiếu. Cho nên nghĩ kỹ thì mới biết rằng ăn thịt động vật chính là người ăn thịt người vậy!

Người mà ăn thịt heo thì con heo có thể sẽ biến thành người. Khi heo thành người, nó lại ăn thịt heo do người kia biến thành. Nhân duyên cứ luân chuyển mãi, hỗ tương ăn thịt lẫn nhau: mình ăn nó, nó ăn mình. Do đó cừu hận càng ngày càng sâu; cừu hận càng sâu thì càng muốn ăn thịt; tánh thích ăn đồ ngon là do oan nghiệp dẫn dắt, làm mình cảm thấy hợp lý khi giết sinh mạng của kẻ khác để bổ trợ cho sinh mạng của chính mình!

Nếu các vị không tin thì tôi kể cho nghe một chuyện có thật như vầy: Vào thời vua Lương Võ Ðế thì Phật Giáo hết sức hưng thạnh. Lúc bấy giờ có một vị tên là Chí Công, là một người đã giác ngộ rồi (Minh Nhãn Thiện Tri Thức). Ngài có thể biết được tiền nhân hậu quả mọi sự. Thời bấy giờ Phật Giáo đi tới chỗ các Thầy chỉ đi tụng niệm cho người đời. Gia đình nào có chuyện vui chuyện buồn gì cũng mời các Thầy tới tụng kinh kiết tường, tụng chú kiết tường. Có lần, một nhà giàu nọ làm đám cưới cho con gái nên mới mời ngài Chí Công tới để tụng kinh cầu phước. Bởi vì Phật Pháp không ra ngoài pháp thế gian, nên Tổ Sư cũng tùy thuận theo phong tục của người đời mà đáp ứng. Vừa đặt chân tới nhà, Ngài liếc nhìn và nói rằng: "Cổ quái! Cổ quái! Cháu lấy bà ngoại, Con gái ăn thịt mẹ, Con trai đập da bố, Heo, dê ngồi nơi ghế, Họ hàng nấu trong nồi, Chúng sanh lại tưng bừng, Ta thấy thật là khổ!

Ngài Chí Công nói: "Thật là 'cổ quái'!" Chuyện gì mà cổ quái? Ðó là cháu lấy bà ngoại của mình! Bởi vì khi đứa cháu vừa mới sinh thì bà ngoại nó bịnh. Lúc gần chết bà cầm tay thằng cháu này, nói rằng bà sợ không có ai lo lắng cho thằng nhỏ, tương lai ai là người giúp nó để thành gia lập nghiệp? Do vậy, lúc bà ngoại thở hơi cuối cùng thì tay vẫn nắm thằng cháu, quyến luyến không đành. Bà ngoại xuống âm phủ gặp vua Diêm La, mới khóc lóc cầu xin: "Diêm La Vương ơi! Xin Ngài ban cho tôi một việc: ỞƯ thế gian tôi có một đứa cháu nhỏ dại không ai săn sóc, xin Ngài cho tôi về lo cho nó được không? Vua Diêm La từ bi vô cùng, mới đáp lời thỉnh cầu, nói rằng: "Ðược, tốt lắm! Bà về lại trần gian săn sóc thằng nhỏ đi. Bà là bà ngoại của nó, bây giờ bà trở về làm vợ của nó, được chăng?"

Bà đó không thể làm chủ được nghiệp báo của mình cho nên đầu thai lên dương thế làm con gái. Ðứa con gái này lớn lên rồi lấy thằng cháu đó. Thật là cải đầu hoán diện, đổi mặt đổi mày mà thôi, như thử mặc bộ y phục mới không ai nhận biết được cả. Chỉ có Ngài Chí Công biết được chuyện đó, nên nói: "Cổ quái! Cổ quái! Cháu lấy bà ngoại."

Ngài Chí Công lại thấy đứa con gái nhỏ đang ăn miếng thịt heo nên nói rằng: "Con gái ăn thịt mẹ." Là vì mẹ đứa con gái này vốn làm đủ thứ ác nghiệp nặng nề nên chết rồi thì hóa kiếp làm heo; nay bị đồ tể giết, bị nấu làm món ăn ngon và bây giờ đứa con gái này ăn thịt mẹ của mình.

Khi Ngài thấy ở nơi sau vườn có đứa con trai đang cao hứng đập cái trống bằng da lừa, Ngài mới nói rằng: "Con trai đập da bố." Nghĩa là bố của thằng nhỏ này vì tạo nghiệp báo cho nên mới đầu thai làm con lừa, chết rồi bị người ta lột da làm trống; bây giờ đứa nhỏ này chẳng biết cha nó là miếng da làm thành trống, nên chỉ biết vui mừng thì đánh trống mà thôi.

Ngài Chí Công lại đi xuống nơi dãy ghế ngồi, nhìn qua thì thấy những kẻ ngồi đó toàn là trâu, bò, dê,... hồi xưa bị người ta ăn thịt, bây giờ biến thành người, làm bà con thân thuộc với nhau. Những loại thịt ở trong nồi đều là những bà con quyến thuộc của họ, nên ngài Chí Công nói rằng: "Quý vị tới đây tiệc tùng hết sức vui vẻ, hân hoan để chúc mừng ông chủ nhà làm đám cưới cho con. Sự thật, ta thấy thật là khổ! Người nào cũng ở trong luân hồi hỗ tương vay trả quả báo, tàn sát lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau; đó là nỗi khổ khó nói cho hết được."

Sau khi ngài Chí Công nói xong, có rất nhiều người hiểu, rồi phát tâm ăn chay, niệm Phật, tu hành.

Từ xưa đến nay nếu các vị không ăn thịt kẻ khác thì kẻ khác cũng không ăn thịt các vị. Có người nói: "Thầy nói thế nào đi nữa tôi cũng không tin." Nếu các vị không tin thì tôi cũng không có cách gì khác, cứ thí nghiệm thử xem sao!


admin đăng vào lúc 9:09 PM, ngày 08-12-2014.


TU ÐẠO CẦN PHẢI BỎ ÁC LÀM LÀNH
(Vạn Phật Thành ngày 30 tháng 5 năm 1982)


"Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp,
Giai do vô thủy tham sân si,
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh,
Nhất thiết ngã kim giai sám hối."

Dịch là:

"Tất cả ác nghiệp tạo từ xưa,
Ðều do vô thủy tham, sân, si,
Theo thân miệng ý mà phát sanh,
Con nay hết thảy xin sám hối."

Chúng ta từ xa xưa đến nay tạo nghiệp ra có thứ ác, thứ thiện; thiện ác trộn lẫn chẳng rõ ràng. Cho nên có lúc thì mình sinh tâm lành, có lúc thì sinh ra ý niệm ác. Một niệm thiện thì "không làm điều ác mà làm tất cả điều lành." Nhưng khi khởi niệm ác thì chỉ nghĩ "làm tất cả điều ác, không làm điều lành."

Bởi vì từ vô lượng kiếp đến nay lẫn lộn thiện ác như vậy, nên ngày nay làm thiện song ngày mai lại muốn làm ác, rồi ngày mốt thì tạo ra điều chẳng thiện chẳng ác. Ðến khi tu Ðạo thì mình khó mà thoát khỏi nghiệp báo. Nên có lúc thì muốn tu hành, có lúc thì chẳng muốn tu, có lúc muốn thanh tịnh, có lúc lại muốn nhiễm ô. Cứ mặc cho ngọn sóng đưa đẩy, không biết phiêu lưư tới chỗ nào. Ðó đều do những ý niệm dấy khởi hồi xa xưa bây giờ kết thành cái quả. Có ý niệm lúc đầu muốn tu hành, mà ý niệm sau thì muốn hoàn tục; ý niệm trước thì muốn hoằng dương Phật Pháp nhưng ý niệm sau thì muốn hủy diệt Phật Pháp. Thật là vô cùng phức tạp. Như vậy thì phải làm sao? Thì cần phải học trí huệ Bát Nhã; nghĩa là:

"Trạch thiện nhi tùng,
Phi thiện tắc cải.
Thị Ðạo tắc tiến,
Phi Ðạo tắc thối!"

Dịch là:

"Lựa điều lành mà theo,
Hễ điều xấu thì sửa.
Nếu là Ðạo thì tiến tới,
Không phải là Ðạo thì thối lui!"


Lúc nào mình cũng phải đề cao cảnh giác tựa như là đi bên bờ vực thẳm, hệt như là đi trên mặt băng mỏng. Tu hành cần phải vô cùng cẩn thận như vậy! Nên nói: Sai chi hào ly, mậu chi thiên lý. (Sai một ly đi một dặm.)

Cho nên tu hành là: "Cử động hành vi quản tự kỷ, Hành, trụ, tọa, ngọa bất ly gia ".(Phải quản chế cử động, hành vi của chính mình, Ði, đứng, nằm, ngồi thì không rời "nhà.") Lúc nào mình cũng cần có ý niệm thanh tịnh, ý niệm sáng suốt quang minh; đừng khởi ý niệm nhiễm ô, đừng khởi ý niệm hắc ám. Phải hết sức cẩn thận trong mỗi một suy tư, mỗi một ý nghĩ. Mỗi ý niệm nếu là thiện thì quang minh càng nhiều, nếu ý niệm là ác thì mình càng hắc ám. Người thiện thì có ánh hào quang trắng, người ác thì chỉ toàn là khí đen. Thế nên làm thiện hay làm ác đều tự nhiên biểu hiện nơi hình tướng của mình.

Các vị có thể lừa người nhưng không thể lừa quỷ, thần, Phật, Bồ Tát. Do vậy, bất luận là kẻ xuất gia hay kẻ tại gia, nếu lừa dối như vậy thì chỉ tạo ác nghiệp, chẳng có công lao gì với Phật Giáo. Phải hiểu rằng vì sao mà từ vô lượng kiếp đến nay mình không thoát khỏi cái khổ luân hồi sinh tử, luôn luôn hồ đồ ngu tối như vậy? Là bởi vì cái "trương mục ngân hàng" của mình không có rõ ràng; đầy những thứ hỗn tạp, cái thanh tịnh và cái nhiễm ô mỗi thứ một nửa, cho nên không ra khỏi Lục Ðạo luân hồi! Nếu mình muốn chân chính tu hành thành Phật thì trước khi thành Phật mình phải dũng mãnh tinh tấn, không được tùy tiện. Cần phải biết rằng: Một ngày đã qua, Mạng cũng giảm dần, Như cá cạn nước, Thử hỏi gì vui? Ðại chúng! Hãy siêng tinh tấn, Như đầu bị đốt. Chỉ nhớ vô thường, Chớ mặc buông lung.

Có người hoài nghi: "Phải chăng có ông Diêm La Vương và có con quỷ Vô Thường (Thần Chết) thật?" Cái đó phải xét coi các vị có thể chẳng chết hay không? Nếu các vị có thể chẳng chết tức là không có con quỷ Vô Thường. Nếu các vị có bản lãnh ghê gớm, không thọ quả báo thì tức là không có ông Diêm La Vương. Bạn có thể chẳng chết hay không? Nếu không thể được thì đương nhiên là có ông Diêm La Vương và con quỷ Vô Thường; các vị đừng cho rằng mình hết sức thông minh, "tự bịt tai đi ăn cắp chuông, vừa rung chuông vừa chạy" tự mình lừa dối chính mình. Các vị phải biết, từ vô lượng kiếp đến nay bởi vì không tin có ông Diêm La Vương hay có quỷ Vô Thường cho nên mình mới ở trong Lục Ðạo luân hồi, quay đi quay lại, chẳng cách gì thoát khỏi vòng sinh tử được!


admin đăng vào lúc 9:12 PM, ngày 08-12-2014.

Thư viện online » Phòng đọc trực tuyến » Tôn giáo » Khai Thị - Quyển 2 (Hòa Thượng Tuyên Hóa)
Search: